Hướng dẫn cách đi tàu điện tại Nhật Bản

0

Các bạn đã được tìm hiểu những phương tiện đi lại chủ yếu của du học sinh tại Nhật Bản. Thì thì tàu điện là phương tiện không thể thiếu. Tàu điện ở Nhật có mạng lưới rộng với nhiều loại tàu khác nhau cùng hàng trăm tuyến và lịch trình khác nhau rất tiện cho việc đi học và đi làm của các bạn. Trong bài viết này, Chúng tôi xin hướng dẫn cách đi tàu điện ở Nhật Bản đơn giản nhất, giúp các bạn du học Nhật Bản vừa học vừa làm khi mới sang, đi tàu không bị bỡ ngỡ và làm quen nhanh với cuộc sống ở Nhật Bản nhé.
Tàu điện ở Nhật Bản được chia ra làm nhiều loại theo tốc độ nhanh chậm và tương ứng với số ga dừng ít hay nhiều. Dưới đây là thứ tự từ chậm -> nhanh (số ga dừng nhiều -> ít):

Futsu 普通 -> Junkyu 準急 -> Kyuko 急行 -> Tokkyu 特急

Khi sử dụng thì các bạn cần xác định được địa điểm mình đến có loại tàu nào dừng để lựa chọn cho chính xác để không bị đi chậm quá hay đi quá ga muốn xuống. Nếu lên tàu không dừng địa điểm mình xuống thì các bạn lại phải quay lại mất công nhé.
Có 2 loại vé các bạn có thể lựa chọn là vé giấy (切符 Kippu) và thẻ điện tử (ICカード kado) đều được phát hành tại “Quầy bán vé” – 切符売り場 Kippu uriba.

Với vé giấy các bạn du học sinh còn có thể mua tại các máy bán vé tự động được đặt gần lối lên tàu. Phía trên máy bán vé tự động luôn có bảng chỉ dẫn về cách đi và giá vé đến từng địa điểm rất chi tiết. Chỉ với vài thao tác đơn giản là các bạn có thể tự mua vé được rồi.

Thẻ điện tử có những loại thường dùng dưới đây:
Bạn nên sử dụng thẻ điện tử vì rất nhiều tiện ích:

Không mất thời gian chờ mua vé (nhất lúc giờ cao điểm rất đông).
Giá vé rẻ hơn so với thông thường.
Không bị nhàu nát và không cần trình vé cho nhân viên.
Có thể tích hợp mua đồ tại các siêu thị.
Cửa soát vé 改札口 Kaisatsu guchi
Khi mua được vé tàu rồi thì chúng ta cùng hành trình lên tàu, thứ tự lần lượt gồm có: qua cửa soát vé -> lên tàu -> ra cửa soát vé. Khi đi qua cửa soát vé bạn cần đưa vé (kippu) hoặc thẻ (IC kado) vào đúng chỗ được quy định.

Chờ lên tàu
Sau khi qua cửa soát vé đến vị trí lên tàu, lúc này bạn có thể tranh thủ nghỉ chân ở các ghế ngồi có sẵn hoặc đứng xếp hàng dọc theo 2 bên lối lên tàu.

Ưu tiên cho người xuống trước rồi mới lên tàu.

Thời gian lên tàu rất ngắn khoảng 30 giây cho ga nhỏ và khoảng 1 phút tại các ga lớn nên các bạn phải nhanh chóng lên tàu.

Một số ứng xử ở trên tàu
Cư xử đúng mực khi ở trên tàu, không gây ảnh hưởng đến người khác như: làm ồn, nói chuyện lớn, nghe điện thoại…

Hành lý gọn gàng, không đeo cặp lớn mà để gọn dưới chân hoặc đeo trước ngực.

Khi ngồi không ngồi tràn sang ghế bên cạnh, lối ra vào, lối đi trong tàu, hay ngủ gật sang người bên cạnh.

Ghế ưu tiên có thể sử dụng khi không có đối tượng được ưu tiên. Ghế thường ở đầu vị trí các toa tầu và có chữ Yusenseki, màu khác với các ghế thông thường và có kèm theo kình ảnh mô tả đối tượng được ưu tiên (Người già, người tàn tật, phụ nữ có con nhỏ, phụ nữ mang thai và người bị thương).

Để đảm bảo an toàn không đứng dựa vào cửa lên tàu, vừa đi vừa sử dụng điện thoại…

Sự cố phát sinh
Nếu có lửa cháy trong tàu điện, lập tức sơ tán hành khách và liên hệ với người điều khiển bằng nút Gọi khẩn cấp (Emergency Call Button). Nếu có thể thì hãy sử dụng bình dập lửa để dập lửa (bình có để trong mỗi toa tàu).

Vừa rồi là những hướng dẫn cách đi tàu điện tại Nhật Bản, chúc các bạn du học sinh sẽ có những trải nghiệm thú vị tại đất nước mặt trời mọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

.
.
.
.